Hà Nội vẫn rét tê tái, vì sao chỉ số tia cực tím 2 ngày tới được cảnh báo ở 'mức cao'?
Hãy cùng tìm hiểu lý do qua bài viết sau.
Theo bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF) vào ngày 22/02, bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục tăng cường xuống phía Nam sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ.
Do đó, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào các ngày 22, 23 và 24/2 sẽ ít mưa, ngày có nắng, trời rét đậm, vùng núi rét hại (có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết) với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-10 độ.
Thế nhưng, NCHMF cũng phát thông tin cảnh báo nguy cơ tia cực tím cho thấy trong hai ngày tới (ngày 23 và 24/2), chỉ số UV của khu vực Hà Nội có thể lên đến mức 7 (mức nguy cơ gây hại cao), xem ảnh dưới:
Thông tin cảnh báo về tia cực tím. Ảnh: NCHMF
Hà Nội vẫn rét tê tái, vì sao chỉ số tia cực tím 2 ngày tới được cảnh báo "mức cao"?
Để hiểu được lý do thì đầu tiên chúng ta cần hiểu đúng khái niệm tia cực tím (UV). Theo đó, ánh sáng mặt trời sẽ được phân loại thành 3 nhóm chính dựa trên năng lượng của chúng (tức độ dài bước sóng), đó là: Tia hồng ngoại, ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy và tia UV.
Trong đó tia cực tím là những tia có bước sóng ngắn (10 nm đến 380 nm), mức năng lượng cao, là loại tia vô hình với mắt người. Tia cực tím lại được chia thành 3 nhóm dựa vào mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người:
Tia UVA (bước sóng từ 380 - 315 nm) còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen.
Tia UVB (bước sóng 315 - 280 nm) còn được gọi là sóng trung.
Tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280 nm) còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.
Ba mức độ ảnh hưởng của tia cực tím lên cơ thể người. Ảnh: Điện Máy Xanh
Chuyên gia lý giải nguyên nhân
Mặc dù tầng Ozone trong bầu khí quyển đã giúp ngăn cản các loại tia UVC, thế nhưng lớp 'lá chắn' này vẫn không thể bảo vệ chúng ta trước các tia UVB và UVA (99% tia cực tím đến được mặt đất là thuộc dạng UVA).
Những loại tia này có thể dễ dàng xuyên qua tầng Ozone và gây tác hại đến sức khỏe của con người như gây lão hóa da sớm, các vết thâm và nếp nhăn, ung thư da, gây tổn thương hệ thống miễn dịch, tổn thương mắt...
Chính vì thế, ngay cả khi trời nhiều mây và có không khí lạnh thì những tia cực tím này vẫn có thể xâm nhập mặt đất và gây nguy hại cho con người. Ngoài ra, vào những thời điểm mây mỏng thì các tia UV vẫn có cơ hội xâm nhập sâu xuống bầu khí quyển của chúng ta.
Trên trang Zing.vn, bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cũng đã lý giải nguyên nhân trời nhiều mây nhưng chỉ số UV vẫn ở ngưỡng cao:
"Có thời điểm mây mỏng đi; lúc này, tia mặt trời xuyên qua lớp mây mỏng, mang theo tia UV, nên chỉ số UV đo được ở mức khá cao".
Tiến sĩ Apple Bodemer. Ảnh: LearnskinTiến sĩ Apple Bodemer, chuyên gia da liễu thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) trả lời trên trang Live Science cho biết: "Tia nắng mặt trời có thể gây hại cho da của chúng ta ngay cả khi trời lạnh và nhiều mây".Chính vì thế, chúng ta vẫn có thể 'cháy nắng' vào mùa đông, Tiến sĩ Apple cảnh báo thêm: "Vẫn có nguy cơ cháy nắng vào mùa đông đối với những người tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, nhất là những ai có làn da nhạy cảm".
Ngay cả khi chúng ta mặc kín toàn thân bằng áo ấm, găng tay, tất... thì phần khuôn mặt vẫn có nguy cơ bị tổn thương do tia UV. Thậm chí ở những nơi lạnh giá có tuyết và băng giá bao phủ thì tình trạng này lại càng trở nên tồi tệ hơn.
Ngay cả ở nơi núi cao, lạnh giá thì nguy cơ tia UV gây hại thậm chí còn tồi tệ hơn. Ảnh: Skin
Da của chúng ta còn phải chịu những thiệt hại nặng nề hơn từ ánh nắng mặt trời so với ở những nơi không có băng tuyết.
Tổ chức Skin Cancer Foundation cho biết, băng giá và tuyết chính là nguyên nhân khiến 80% tia UV từ mặt trời tới mặt đất bị phản xạ lại. Nói cách khác, chúng ta sẽ bị tấn công từ hai phía là tia UV từ mặt trời và tia UV phản xạ lại khi đến mặt đất.
Ngoài ra, ở những vùng núi cao lạnh giá thì mật độ không khí cũng loãng hơn so với các khu vực khác. Do đó đây chính là những nơi tiềm ẩn nguy cơ cao nhất về chỉ số tia UV đến sức khỏe của con người.
Theo: xahoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
Quét nhà bỗng tìm thấy sổ tiết kiệm tưởng mất vài năm trước, ra ngân hàng lấy tiền thì được thông báo: Đã rút 4 đợt, tài khoản 0 đồng
Quét nhà bỗng tìm thấy sổ tiết kiệm tưởng mất vài năm trước, ra ngân hàng lấy tiền thì được thông báo: Đã rút 4 đợt, tài khoản 0 đồng
Loại cá Việt giá chỉ bằng 1/5 cá hồi nhưng giàu protein hơn, lọt top thực phẩm tốt cho sức khỏe!
Loại cá Việt giá chỉ bằng 1/5 cá hồi nhưng giàu protein hơn, lọt top thực phẩm tốt cho sức khỏe!
Cô dâu đẹp khủng khiếp đang khiến MXH dậy sóng: Gương mặt hoàn mỹ đến từng milimet, netizen mắt ngắm tay lưu ảnh lia lịa
Cô dâu đẹp khủng khiếp đang khiến MXH dậy sóng: Gương mặt hoàn mỹ đến từng milimet, netizen mắt ngắm tay lưu ảnh lia lịa
Bác sĩ nói “ung thư, chỉ sống được 9 tháng nữa”, cụ ông sống thêm 37 năm nhờ làm 1 việc
Bác sĩ nói “ung thư, chỉ sống được 9 tháng nữa”, cụ ông sống thêm 37 năm nhờ làm 1 việc
Thi đại học xong, nhiều học sinh trung học đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ! Bệnh viện quá tải với các đơn đặt hàng, một số bác sĩ lên lịch 6
Thi đại học xong, nhiều học sinh trung học đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ! Bệnh viện quá tải với các đơn đặt hàng, một số bác sĩ lên lịch 6-7 ca phẫu thuật một ngày
Trẻ hay ĐÒI HỎI, muốn gì phải có bằng được: Tưởng rằng không ngoan nhưng lại là dấu hiệu của sự phát triển tư duy rất đặc biệt
Trẻ hay ĐÒI HỎI, muốn gì phải có bằng được: Tưởng rằng không ngoan nhưng lại là dấu hiệu của sự phát triển tư duy rất đặc biệt