Đưa mẹ chồng 17 triệu/tháng chi tiêu tôi phát hiện bà cho chú út
Mẹ chồng tôi đưa cho chú ấy khoảng 10 triệu lấy từ phí sinh hoạt tôi đưa cho mẹ.
Tôi là Tiểu Lam, năm nay 35 tuổi. Bố mẹ tôi đều mất ngay từ khi còn nhỏ nên tôi được dì nuôi dưỡng. Dù cuộc sống không thực sự hạnh phúc, luôn bị các con của dì bắt nạt nhưng tôi buộc mình phải chấp nhận vì đâu còn nơi nương tựa nào khác.
Khi lên đại học, tôi chính thức được tự do. Bởi tôi phải tự đi làm kiếm tiền để nuôi sống bản thân mình.
Năm thứ hai đại học, tôi quen chồng tôi. Và ngay sau khi ra trường, chúng tôi quyết định kết hôn.
Gia đình anh ấy ở nông thôn, cả nhà đều có truyền thống làm nông nên kinh tế chẳng thể dư dả. Khi thấy con trai đề nghị lấy vợ, mẹ chồng tôi nói thẳng với hai đứa rằng không có tiền để giúp các con mua nhà hay sắm của hồi môn cho bằng với người ta.
Vốn là người thiếu thốn tình thân, tôi chỉ ước có một gia đình của riêng mình nên chẳng mấy bận tâm về vật chất. Vậy là, hai đứa tôi bắt đầu cuộc sống hôn nhân từ con số 0.
Ba năm sau kết hôn, vợ chồng tôi tự mua nhà, mua xe và giờ đây được đón con đầu lòng. Ban đầu, chồng tôi muốn mẹ lên giúp con dâu chăm cháu nhưng bà từ chối vì không muốn xa bố. Vậy nên, tôi đành phải thuê giúp việc sau khi kết thúc kỳ nghỉ thai sản.
Như đã nói, khi bọn tôi làm đám cưới, mẹ chồng lấy lý do khó khăn nên không hỗ trợ. Thế nhưng, đến khi chú út - em trai chồng tôi lấy vợ thì bà đã cho nó 150.000 tệ (hơn 500 triệu đồng). Hành động này khiến tôi không hề vui chút nào, rõ ràng đây là sự thiên vị rất lớn.
Song, tôi lựa chọn im lặng để đôi bên được vui vẻ.
Đến khi bố chồng tôi qua đời, bà nói với chồng tôi rằng không muốn sống cô đơn một mình nên muốn đến ở chung với các con.
Chồng tôi hỏi ý kiến vợ, tôi tuy không hề muốn nhưng vẫn đồng ý với anh. Tại sao mẹ không đến nhà chú út mà ở - người mà mẹ yêu quý hơn chúng tôi?.
Mẹ chồng khá tốt khi mới đến, bà chủ động hỗ trợ tôi việc nhà, chăm sóc và đưa đón cháu đi học nên tôi bớt đi gánh nặng phần nào. Từ tháng thứ hai, tôi đưa bà sinh hoạt phí 5.000 tệ (hơn 17 triệu đồng) để bà chủ động đi chợ mua sắm chi tiêu. Do hai vợ chồng tôi không ăn sáng và trưa, chỉ ăn tối, nên tôi nghĩ số tiền này là không nhỏ, phần thừa còn lại bà có thể giữ để tiêu vặt.
Vậy mà tôi đã lầm. Tất cả thực phẩm và vật dụng trong nhà đều xuống cấp trầm trọng. Thay vì dùng đồ tốt như xưa thì mẹ chồng tôi mua hàng giá rẻ; các bữa ăn cũng giảm món thịt, tăng đồ chay và rau xanh. Đặc biệt, có tháng bà còn kêu tôi đưa thêm tiền chẳng không đủ.
Tôi không thể không nghi ngờ bà đang giấu vợ chồng tôi làm điều gì đó mờ ám. Để không đánh rắn động cỏ, tôi vẫn đáp ứng mọi yêu cầu của bà rồi lén theo dõi qua camera. Tôi phát hiện, mỗi tuần 2 lần, em trai chồng tôi sẽ ghé qua nhà lúc anh chị đi vắng để lấy thức ăn, thậm chí còn lấy cả đồ ăn vặt của cháu để đem về cho con chú ăn.
Kinh hoàng hơn, mẹ chồng tôi sẽ đưa cho chú ấy khoảng 10 triệu lấy từ phí sinh hoạt tôi đưa cho mẹ.
Sau khi thu thập đủ bằng chứng, tôi liền mở cuộc họp gia đình. Tôi đưa đoạn phim cho mẹ và chồng xem. Tất nhiên, cả hai đều bàng hoàng và xấu hổ.
Mẹ tôi giải thích rằng, chú út mới mua xe nên cần thêm tiền trả góp. Là anh chị của nó, chúng tôi nên giúp đỡ em chứ không phải để mẹ phải khổ sở lén lút và bây giờ còn vạch tội trách móc.
Tôi nhẹ nhàng nói, số tiền bà đã đưa cho chú thì tôi cũng không cần đòi lại. Nhưng nếu bà đã quan tâm nó đến vậy thì bà hãy sang sống chung cùng vợ chồng chú để tiện chăm sóc con trai hơn. Dù sao bao nhiêu năm nay, tôi đã nín nhịn đủ rồi.
Rất may, chồng tôi là người hiểu chuyện nên đã đứng về phía vợ.
Sau đó, mẹ chồng tôi tức giận nổi trận lôi đình. Nhưng tôi đều lựa chọn im lặng, còn bà buộc phải rời đi.
Ngày xưa có nhiều chàng trai có điều kiện tốt hơn theo đuổi tôi nhưng tôi đã chọn chồng, bởi anh là người có trí, luôn biết phấn đấu chứ không dựa dẫm vào ai. Trong những năm chung sống này, anh ấy luôn tôn trọng ý kiến của vợ và đặt tình cảm của tôi lên hàng đầu. Tôi rất hài lòng.
Theo Nguyễn Phượng/Phụ Nữ Pháp LuậtSự kiện: TIN TỨC ĐỜI SỐNG
Tags:mẹ chồng
vợ chồng
mẹ và chồng
Tin cùng chuyên mục