15/11/2021 04:15

2 ngày đầu đèn đỏ đừng vội làm 6 điều này kẻo mắc bệnh vùng kín, tử cung tổn thương

Chị em nên lưu ý những điều không nên làm khi hành kinh, nhất là 6 điều sau đây, nếu vội vàng làm sẽ dễ mắc các bệnh phụ khoa.

1. Xoa bóp vùng thắt lưng

Đau lưng là triệu chứng bình thường trong ngày đèn đỏ, nguyên nhân là do các mô trong niêm mạc tử cung bị bong tróc bởi sự co bóp tần suất cao của tử cung. Lúc này, nội tiết tố prostaglandin sẽ kích thích tử cung hoạt động mạnh hơn, sự thay đổi thất thường này sẽ khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nếu dư thừa prostaglandin, nó sẽ gây ra những cơn co thắt mạnh ở phần thắt lưng.

Vậy nên nếu dùng lực quá mạnh ở vùng thắt lưng, nó chỉ càng làm tăng thêm cảm giác đau nhức và dễ gây xuất huyết nhiều hơn.

2 ngày đầu đèn đỏ đừng vội làm 6 điều này kẻo mắc bệnh vùng kín, tử cung tổn thương

2. Quan hệ tình dục

2 ngày đầu là lúc mà lượng kinh nguyệt ra nhiều nhất, đồng thời lúc này ham muốn tình dục của phụ nữ cũng tăng cao. Điều này được cho là do nồng độ estrogen sẽ khá thấp trong ngày đầu tiên của kỳ kinh, nhưng từ ngày thứ 2 trở đi sẽ tăng đột biến, kéo theo sự tăng nhanh của hormone testosterone nên phụ nữ sẽ có ham muốn cao.

Vì một số lý do chẳng hạn như không thể chịu đựng được ham muốn của bản thân, chiều đối tác hay xác suất mang thai rất thấp… mà một số phụ nữ sẽ quan hệ tình dục vào thời điểm này. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục trong khi hành kinh sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây viêm hoặc nhiễm trùng vùng kín. Đặc biệt, lúc này tử cung của phụ nữ ở trạng thái mỏng manh, hành động thâm nhập thô bạo có thể dẫn tới tổn thương tử cung.

3. Thụt rửa vùng kín

Trong những ngày đặc biệt như chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần thận trọng trong việc vệ sinh vùng kín vì lúc này "cô bé" đang vô cùng nhạy cảm.

Chẳng hạn, dùng trực tiếp vòi hoa sen để rửa râm đạo hoặc dùng nhiều dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch, gây đau ở cổ tử cung.

Thụt rửa vùng kín sai cách cũng khiến "vùng kín" dễ bị nhiễm khuẩn, nấm, cản trở quá trình thụ thai, gây bệnh nhiễm trùng… Nếu tình trạng bệnh trầm trọng hơn sẽ gây tổn thương lên tử cung, tệ hơn là gây bệnh vô sinh.

4. Làm việc quá sức

Trong thời kỳ kinh nguyệt, có không ít phụ nữ buộc phải làm việc nhiều hơn, tăng ca, thức khuya, khiến bản thân mệt mỏi gấp nhiều lần so với ngày thường. Lúc này, các chức năng của cơ thể vẫn chưa phục hồi tốt, ở trong trạng thái khá yếu ớt, nếu làm việc quá sức sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Bên cạnh đó, dù là trong kỳ kinh nguyệt hay bình thường, phụ nữ cũng không nên thức khuya, nếu không khí huyết sẽ lưu thông kém, tổn hại đến nhiều cơ quan.

5. Tắm bồn, bơi lội

2 ngày sau khi có kinh nguyệt, cổ tử cung chưa đóng hoàn toàn nên việc tắm bồn, bơi lội, ngâm trong nước lâu sẽ dễ khiến nước chứa vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và tử cung, gây ra các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo và viêm vùng chậu.

6. Ăn đồ cay, lạnh

Đồ ăn cay và lạnh sẽ dễ dàng kích thích tỳ vị và dạ dày, đặc biệt là trong giai đoạn hành kinh cơ thể đang yếu ớt. Vào thời điểm này, phụ nữ đang thiếu hụt khí huyết, dễ bị lạnh tay chân và vi khuẩn xâm nhập vào gây ra các bệnh phụ khoa.

Đặc biệt, đồ ăn lạnh như kem có thể ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung, dễ gây tắc kinh, đau bụng kinh. Còn đối với đồ ăn cay, do ảnh hưởng của hormone progesterone, da của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt thường tiết ra dầu nhiều hơn, lỗ chân lông mở rộng, thức ăn chứa dầu mỡ, cay nóng sẽ khiến cho da bí tắc, dễ nổi mụn.

Tin cùng chuyên mục